【vb68】Sách hay: Cuộc phản tư sáng tạo của Yoko Tawada     DATE: 2024-04-27 03:36:48

THẾ GIỚI ĐẢO NGƯỢC

Gồm 5 truyện ngắn mang màu sắc huyền ảo,áchhayCuộcphảntưsángtạocủvb68Hiến đăng sứ đặt nhịp diễn tiến vào bối cảnh giả tưởng khi lò phản ứng hạt nhân bị nổ bởi một vụ đâm máy bay. Các mẩu chuyện nhỏ đều là lát cắt được rút tỉa từ nhãn quan khác nhau, nơi con tạo xoay vần bỗng chốc quay ngược, hướng toàn cõi đời đến với diệt vong.

"Hiến đăng sứ" thực chất là cách chơi chữ của Tawada với "khiển đường sứ" (cùng đọc là "kentoshi"), chỉ các sứ giả từng đến Trung Hoa để "khai sáng" Nhật Bản trong thế kỷ 7. Chính việc sử dụng một từ gần như trái ngược với ý nghĩa gốc, Tawada đã tạo nên một thế giới song song ám ảnh, nơi tác hại của việc nhiễm phóng xạ khiến cho con người từng bước biến đổi. Ở đó hoa bồ công anh có cánh dài đến 10 cm, người trẻ thì mong manh, ốm yếu, còn những người già đã hơn trăm tuổi thì linh hoạt, mạnh khỏe, làm những công việc tay chân và không thể chết…

【vb68】Sách hay: Cuộc phản tư sáng tạo của Yoko Tawada

Sách hay: Cuộc phản tư sáng tạo của Yoko Tawada - Ảnh 1.

Tác giả Yoko Tawada và tiểu thuyết Hiến đăng sứ

【vb68】Sách hay: Cuộc phản tư sáng tạo của Yoko Tawada

Stuttgarter Zeitung - NXB Phụ Nữ

【vb68】Sách hay: Cuộc phản tư sáng tạo của Yoko Tawada

Cũng như Haruki Murakami trong Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới,Yoko Tawada đã phủ lên phía biên giới bức tường vô hình, từ đó bao trọn cõi phản địa đàng trong sự tuyệt giao với không gian xung quanh. Nhật Bản giờ đây trở lại giai đoạn bế quan tỏa cảng, nơi "nội bất xuất ngoại bất nhập", sách nước ngoài thì bị cấm ngặt, còn từ vay mượn tiếng Anh thì không được dùng… Con người ở đó mang vẻ tuyệt vọng khi không còn cả ngân hàng, trường học, tàu tốc hành... Vùng ấy cũng không còn cả luật pháp và sở cảnh sát thì từ rất sớm bị tư nhân hóa…

Chính trong cảnh huống như thế, Tawada hoàn thành khía cạnh còn lại của motif các tiểu thuyết dystopia là dựng nên một nhân vật có tính "khai sáng". Trong tác phẩm này, đó là Mumei - cậu bé chuẩn bị bước vào tuổi vị thành niên - được nhắm đến như một "sứ giả" sẽ được đưa ra nước ngoài và kiến thiết lại Nhật Bản. Châm biến hơn cả, tên của cậu bé nghĩa là "vô danh", và người nắm giữ vai trò như sứ đoàn Iwakura đến với phương Tây để Duy Tân Minh Trị thế kỷ 19 hóa ra lại không có một dự báo tương lai tươi sáng nào.

Tương tự Người truyền ký ức của Lois Lowry, truyện ngắn nói trên vẫn còn lại những cảm xúc mang tính con người, giữa ông bà cố đã rất tận tình để chăm sóc cậu. Trong sự đối nghịch lên đến bạo tàn giữa bối cảnh thời thế cũng như cõi lòng của một con người, Tawada đã tạo nên một áng văn lay động lòng người, vừa phơi bày hiện thực của cuộc khủng hoảng môi trường, nhưng cũng không quên nhân tính trong cơn ác mộng khó lòng tưởng tượng.

SÁNG TẠO GIỮA HAI BỜ VĂN HÓA

Hoạt động văn chương ở Đức và Nhật, có thể thấy Tawada cũng đưa sự gắn bó này vào nhiều truyện ngắn. Vi đà hộ pháp ở bất kỳ đâuchính là đại diện như thế. Cũng như Milorad Pavić với hình thức từ điển và Italo Calvino với bài tarot, trong tác phẩm này, Yoko Tawada tìm nguồn cảm hứng đến từ bên ngoài chính là ngôn ngữ tượng hình của tiếng Nhật. Nó mang tính chất "cơ học" và không đến từ trải nghiệm cá nhân hay trí tưởng tượng vốn là truyền thống.

Về tính Tây phương, Tawada cũng đưa vào tác phẩm này một vở kịch nhỏ Tháp Babel của các loài vật. Theo đó câu chuyện lấy bối cảnh chính vào lúc mà con người trên hành tinh này gần như tuyệt diệt, chỉ còn những con thú cùng nhau sinh sống. Ở đây tác giả chọn những sinh vật có phần quen thuộc với con người, như sóc, thỏ, gấu, chó, mèo và cáo. Có nhiều gửi gắm trong tác phẩm này, từ việc chọn cáo cũng như trích dẫn từ La Fontaine, cho đến dẫn vào các tích Kinh Thánh - thuyền Noah, tháp Babel…

Không hẳn vô tình mà cũng có thể bà đang muốn nói về bức tranh chung của Nhật Bản cuối thế kỷ 19, khi sự xung đột về mặt tôn giáo là một trong những yếu tố cần phải xem xét để tiến hành cuộc Duy Tân Minh Trị. Mới - cũ tích hợp, về mặt lịch sử bà đã xuyên không về phía quá khứ, nhưng cũng đồng thời hướng về tương lai khi cho loài người vắng mặt trong giai đoạn này. Ở đó từng loài thú một chỉ trích những ai từng là "ông chủ hai chân". Như gấu nói rằng "linh hồn của tôi vẫn chưa đạt tới độ sâu như địa ngục của con người", còn cáo thì bảo "tiền chỉ có thể kiếm được khi làm những việc không tốt cho sức khỏe mà thôi"...

Nhưng dù cho hướng về mục tiêu chung, thì chúng cũng sẽ bất đồng trong việc tìm ra tiếng nói, như đúng ý nghĩa biểu trưng của tháp Babel. Trong việc xây dựng nên thành phố mới, sóc thì muốn dùng cành lá khô, gấu thì thích hang động, cáo chuộng nhà đá, mèo ưa loại nhà bê tông… Tất cả sinh vật cũng như con người không thể nhượng bộ hướng đến một mục tiêu chung, và rồi không sớm thì muộn "vụ nổ hạt nhân" của thế giới loài vật cũng sẽ diễn ra, và hành tinh này có nhiều khả năng ngày càng hồi phục và phong phú hơn.

Kết thúc tác phẩm, Tawada cho vở kịch ấy trở thành một màn ứng khẩu mang tính tương tác, nơi người xem, người đọc và người thưởng lãm cũng bị cuốn vào trong câu chuyện chung. Điều này gợi nhắc đến vở kịch mang tính tiên phong khác nổi tiếng không kém là Sáu nhân vật đi tìm tác giả của Luigi Pirandello, khi những ranh giới giữa sân khấu - ghế ngồi, diễn viên - nhân vật - khán giả như bị xóa mờ. Tawada khép lại vở kịch bằng một cơn mưa từ điển, và liệu có ý gì khác ngoài việc truyền đi thông điệp sống lành như đất, sống xanh như rừng, nơi mọi thứ được đặt đúng chỗ và có vai trò được định nghĩa riêng qua hình tượng này? 

Yoko Tawada sinh năm 1960 tại Nhật, hiện sinh sống tại Đức. Trong văn nghiệp, bà đã sáng tác bằng 2 thứ tiếng và giành được nhiều giải thưởng ở cả hai ngôn ngữ. Với Nhật là giải Gunzo (1991), Akutagawa (1993), Tanizaki (2003)… Với Đức là giải Chamisso (1996), huy chương Goethe (2005), giải Kleist (2016)… và giải Sách quốc gia Mỹ cho văn học dịch (2018).

Buổi tọa đàm xoay quanh tác phẩm Hiến đăng sứđược NXB Phụ nữ tổ chức tại Đường sách TP.HCM lúc 18 giờ ngày 26.8.